Từ xưa, dân gian thường hay sử dụng cây đuôi chồn để hỗ trợ điều trị các bệnh như ho, sốt… Tuy nhiên, phần đông người bệnh đều không biết rõ về cây đuôi chồn cũng như những công dụng khác của loại thảo dược này.
Vì thế, bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin về cây đuôi chồn, người bệnh nên tham khảo để sử dụng thuốc đúng cách, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thông tin cần biết về cây đuôi chồn

Tên gọi và phân nhóm

Trong Đông y, cây đuôi chồn được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị ho, giúp hạ sốt và long đờm. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu, chữa rắn cắn…
Tên gọi khác của cây đuôi chồn: Tóc thần đuôi, ráng vệ nữ có đuôi, rớn đen, cây sẹ hoặc thiết tuyến thảo
Tên khoa học của cây đuôi chồn: Adiantum caudatum L
Thuộc họ: Cây đuôi chồn thuộc họ Đuôi chồn – Adiantaceae
Cây đuôi chồn hay còn được gọi là cây tóc thần đuôi, ráng vệ nữ có đuôi...
Cây đuôi chồn hay còn được gọi là cây tóc thần đuôi, ráng vệ nữ có đuôi...

Đặc điểm sinh thái và phân bố của cây đuôi chồn

Đặc điểm
Cây đuôi chồn thuộc loại cây thảo, thân rễ ngắn.
♦ Lá cây mọc lược thành chùm dày đặc, cuống lá thường dài khoảng 5 – 15cm. Lá cây đuôi chồn màu xanh đậm và có lớp lông mềm.
♦ Các đoạn lá gần như chụm vào nhau, mép trên của lá có khía sâu (nhiều hoặc ít); còn mép dưới lá thì nguyên, không có khía.
Phân bố
♦ Cây đuôi chồn có nguồn gốc ở khu vực Châu Á, Polynedi và khu vực Châu Phi.
♦ Tại Việt Nam, cây đuôi chồn mọc nhiều ở những vùng núi đá vôi hay những nơi ẩm ướt.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bộ phận sử dụng, thành phần hóa học và tác dụng của cây đuôi chồn

Bộ phận sử dụng, thu hoạch, chế biến và bảo quản

♦ Bộ phận dùng để làm thuốc: Cả cây đuôi chồn
♦ Thời gian thu hoạch: Cây đuôi chồn chủ yếu sinh sản vào tháng 4 – 8, nhưng có thể thu hái quanh năm.
♦ Chế biến: Cây đuôi chồn sau khi thu hoạch thì mang đi rửa sạch và phơi khô.
♦ Bảo quản: Nên cất trữ cây đuôi chồn ở nơi khô ráo.

Thành phần hóa học và những tác dụng của cây đuôi chồn

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cây đuôi chồn bao gồm: Axit galic, Tanin, đường, tinh dầu, chất đắng… Nhờ vậy nên có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Có thể sử dụng nhiều bộ phân của cây đuôi chồn để làm thuốc
Có thể sử dụng nhiều bộ phân của cây đuôi chồn để làm thuốc
Tác dụng của cây đuôi chồn theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm và chỉ huyết sinh cơ. Do đó, loại thảo dược này thường được người Trung Quốc sử dụng để chữa trị các bệnh như: bệnh lỵ, sưng vú, vết thương bị bỏng hoặc ngoại thường xuất huyết.
► Bên cạnh đó, người dân Malaysia và Ấn Độ thường dùng cây đuôi chồn để chữa trị chứng sốt, ho hoặc tiểu đường. Đồng thời còn dùng loại dược liệu này để làm thuốc chữa các bệnh về ngực và bệnh ngoài da.
► Ngoài ra, trong một số tài liệu y học cổ truyền còn nói về công dụng của cây đuôi chồn như sau: Hạt của cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát, có công dụng sát trùng, giải nhiệt.
Tác dụng của cây đuôi chồn theo y học hiện đại
► Chống viêm: Cây đuôi chồn hay tóc thần đuôi chứa nhiều Flavonoid - thành phần chống oxy hóa; có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh.
► Chữa lành vết thương: Các hoạt chất chiết xuất từ cây đuôi chồn có công dụng kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mô hỗ trợ làm lành vết thương nhanh và giúp bảo vệ cơ thể.
► Kháng khuẩn: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần dưỡng chất có trong cây đuôi chồn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng.
Do đó, loại thảo dược này có tác dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh lý hô hấp như ho, long đờm…
Cây đuôi chồn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
Cây đuôi chồn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
► Hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần ethano có trong rễ cây đuôi chồn có thể dùng để bào chế thuốc chữa tiêu hóa. Đây cũng là thành phần quan trọng trong các phác đồ điều trị bệnh của y học cổ truyền.
► Ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa khớp: Bằng các liệu pháp sinh học, các nhà khoa học đã tìm ra 12 loại chất khác nhau có trong cây đuôi chồn. Những chất này có thể kích thích hoạt động của tế bào osteoblast ở người.
Nhờ vậy, cây đuôi chồn có khả năng kích thích sự sản sinh của enzym Phosphatlaza kiềm, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Từ đó, tăng cường sản sinh dịch khớp, tái tạo sụn khớp và mô, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương, thoái hóa khớp.
Ngoài ra, thành phần protein có trong cây đuôi chồn còn có công dụng chống oxy, có khả năng chống viêm. Do đó, với những bệnh lý nhiễm khuẩn ở xương khớp như: Viêm khớp, phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp… có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây đuôi chồn.
► Một số công dụng khác: Ngoài ra, cây đuôi chồn còn có các công dụng khác như: chống trầm cảm, giảm đau, giải độc, khắc phục tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ điều trị hen suyễn…
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Liều dùng, cách dùng và các bài thuốc từ cây đuôi chồn

Liều dùng, cách dùng cây đuôi chồn

Cây đuôi chồn thường dùng dưới dạng sắc uống và đắp bên ngoài.
♦ Đối với thuốc dạng sắc uống, có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô với liều dùng từ 5 – 10g/ ngày. Còn trường hợp dùng ở dạng đắp ngoài da thì liều lượng tùy ý, không cố định.

Các bài thuốc từ cây đuôi chồn

Bài thuốc sắc từ cây đuôi chồn có tác dụng chữa ho, hạ sốt, lợi tiểu
Bài thuốc sắc từ cây đuôi chồn có tác dụng chữa ho, hạ sốt, lợi tiểu
♦ Lợi tiểu, hạ sốt: Dùng 5 – 10g cây đuôi chồn khô sắc chung với 3 bát nước. Uống 3 lần/ ngày và liên tục khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp giảm sốt và lợi tiểu.
♦ Điều trị ho, long đờm ở trẻ: Sắc 5 – 10g cây đuôi chồn khô với nước, chia ra uống 2 lần/ ngày.
♦ Chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, có thể hái một nắm lá cây đuôi chồn mang đi rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên miệng vết thương.
♦ Chữa phong thấp: Lấy 50g cây đuôi chồn mang đi rửa sạch, để ráo nước, ngâm với 500ml rượu trắng trong khoảng 1 tháng. Sau đó dùng khoảng 30ml/ ngày sẽ giúp giảm các cơn đau nhức do bệnh phong thấp gây nên.
♦ Điều trị chứng tiểu gắt, tiểu són, bí tiểu: Lấy 15g cây đuôi chồn, 15g xa tiền tử, 15g mộc thông sắc chung với nhau rồi uống. Uống liên tục khoảng 3 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
♦ Chữa sỏi tiết niệu ở trẻ nhỏ: Lấy 6g cây đuôi chồn sắc chung với 9g cốc tinh thảo, chia thuốc thành 2 – 3 phần và cho trẻ uống.

Lời khuyên cho bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng cây đuôi chồn

Cây đuôi chồn có nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe và có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy vậy, để đảm bảo các bài thuốc từ dược liệu này mang lại hiệu quả điều trị cao, đồng thời an toàn và ngăn ngừa tác dụng phụ, người bệnh chỉ nên sử dụng dược liệu khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh chỉ nên sử dụng cây đuôi chồn khi có sự chỉ định của bác sĩ
Người bệnh chỉ nên sử dụng cây đuôi chồn khi có sự chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, bài thuốc trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiểu tiện (tiểu gắt, tiểu són, bí tiểu…) từ cây đuôi chồn chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà không thể điều trị căn nguyên của bệnh.
Vì thế, khi mắc các bệnh lý kể trên người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp, viêm đường tiết niệu uy tín tại TPHCM. Đến với chúng tôi, bệnh nhân sẽ được khám chữa bệnh trong môi trường y tế chất lượng tốt, đảm bảo được các yếu tố như:
Đầu tư nhiều máy móc và các thiết bị y khoa hiện đại.
► Quy tụ các chuyên gia, bác sĩ được đào tạo chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
► Điều trị các bệnh xương khớp, bệnh viêm đường tiết niệu bằng phương pháp tiên tiến.
► Chi phí hợp lý, liệt kê và thông báo rõ ràng để bệnh nhân được biết.
► Chế độ bảo mật thông tin cá nhân và bệnh án nghiêm ngặt.
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về cây đuôi chồn, nhưng các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng. Mọi thắc mắc khác cần được giải đáp vui lòng nhấp vào bảng chát online bên dưới để được hỗ trợ 24/24.